Một số khía cạnh Bình_đẳng_trước_pháp_luật

Quyền và nghĩa vụ

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau, thể hiện qua việc Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình: Một số quyền cơ bản như quyền bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác, nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thông tin… Nghĩa vụ lao động công ích, đóng thuế

Trách nhiệm pháp lý

Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Ví dụ như khi truy cứu trách nghiệm pháp lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Việc truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lý. Khi xét xử thì mọi người phải bình đẳng trước tòa án.

Trên thực tế nhiều nước chưa thật sự có sự bình đẳng trong trách nhiệm pháp lý, nhất là trong quá trình tố tụng, như tại Việt Nam, với triết lý Nho giáo đã ăn sâu từ lâu là: Hình phạt thì không tới bậc đại phu, lễ nghi không tới bậc thứ dân tức là tức là hình luật chẳng thể phạm đến những kẻ bề trên, cho nên một số ý kiến cho rằng chỉ khi mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật như nhau thì mới gọi là công bằng, mới không có cái gọi là nhờn luật,[4] mặt khác sự can thiệp của hệ thống Đảng Cộng sản Việt Nam các cấp vào pháp luật đã tạo ra một quy trình bên ngoài pháp luật đồng thời những bản án tuyên phạt của tòa án nước này trong nhiều trường hợp chưa được sự đồng tình của xã hội vì quá cả nể, nhẹ tay với kẻ có quyền thế, địa vị, hoặc tiền bạc nhưng quá hà khắc đối với người yếu thế, nghèo khó nên đã nêu lên vấn đề về sự bình đẳng trước pháp luật.[5]

Nhà nước và công dân

Bài chi tiết: Pháp quyền

Chính Nhà nước cũng được xem như một pháp nhân: Các quyết định của chính quyền như vậy cũng phải tuân thủ nguyên tắc hợp pháp như bao chủ thế pháp lý khác. Nguyên tắc này cho phép đóng khung hoạt động của quyền lực công và đặt hoạt động đó vào khuôn khổ của nguyên tắc pháp chế, vốn trước tiên dựa trên các nguyên tắc hiến định.

Trong khuôn khổ đó, các cưỡng chế hướng lên Nhà nước sẽ mạnh mẽ: Các quy định mà Nhà nước đưa ra và các quyết định mà Nhà nước ban hành phải tuân thủ toàn thể các quy phạm pháp luật cao hơn đang có hiệu lực (các luật, điều ước quốc tế và các nguyên tắc mang tính Hiến pháp), không được quyền hưởng bất kì ưu tiên về mặt tài phán. Các cá nhân cũng như pháp nhân của luật tư như thế là đối lập tranh cãi với các quyết định của cơ quan công quyền bằng các đối lập với các quy phạm mà cơ quan này ban hành. Trong khuôn mẫu này, vai trò của các cơ quan tài phán là vô cùng cần thiết và sự độc lập của tư pháp là bắt buộc.